Mụn cóc là loại bệnh đã xuất hiện từ lâu, cũng vì vậy có nhiều kinh nghiệm từ dân gian đến hiện đại cho bệnh này. Có nhiều nguyên liệu vô cùng dễ kiếm, dễ thực hiện lại còn hiệu quả, có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi. Sau đây, Bác sĩ Nguyễn Thị Thảo sẽ giới thiệu cho bạn các cách trị mụn cóc tại nhà đơn giản, hãy cùng tìm hiểu.
Mụn cóc là gì?
Mụn cóc là những nốt mụn tồn tại trên da. Chúng có thể xuất hiện ở các ngón tay hoặc bàn tay của bạn. Thường chúng sẽ tồn tại dưới dạng các nốt sần sùi có màu tối.1
Mụn cóc có khả năng lây lan do tiếp xúc trong đời sống hằng ngày. Đối tượng có thể mắc phải có thể là ở cả nam và nữ hay cả người già và trẻ em.
Nguyên nhân khiến bạn bị mụn cóc
Nguyên nhân gây ra mụn cóc chính là do virus HPV. Đây là một loại virus phổ biến với hơn 150 loại hiện đã được phát hiện. Trong số đó chỉ có một ít là gây nên tình trạng da liễu này. Virus HPV có thể lây lan thông qua việc quan hệ tình dục, tiếp xúc thông thường qua việc sử dụng chung các đồ dùng cá nhân. Chúng có thể lây lan qua các vết thương nhỏ ở da hay bề mặt niêm mạc trong cơ thể.1
Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch của mỗi chúng ta có cách phản ứng với virus HPV khác nhau. Điều này tức là không phải ai tiếp xúc với loại virus này cũng sẽ bị phát triển mụn cóc!1
Cách trị mụn cóc tại nhà bằng dược liệu
Lá tía tô
Tía tô chứa nhiều tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm.
Tiến hành bằng cách giã nát lá tía tô và đắp trực tiếp lên vết mụn cóc. Cố định bằng vải hoặc băng dính quanh chỗ đắp và đợi đến khi khô là được. Bạn nên thực hiện mỗi ngày trong vài tuần, mụn cóc sẽ từ từ được loại bỏ.
Tỏi
Tỏi không chỉ là thực phẩm tốt cho sức khỏe mà tính kháng khuẩn, kháng viêm của nó rất tốt để trị mụn cóc. Đây là cách trị mụn cóc tại nhà phổ biến. Tinh dầu tỏi có khả năng giảm mụn cóc nếu bôi liên tục trong 2 tuần.
Nguyên nhân do trong tỏi chứa nhiều acid salicylic, một hoạt chất chính trong điều trị mụn cóc. Ngoài ra tỏi còn chứa các chất diệt khuẩn khác như azoene, diallil – trisulfide, dianllil disulfide và hoạt chất lưu huỳnh. Và allicin trong tỏi cũng giúp da tăng đề kháng và hạn chế lây lan các loại vi khuẩn, virus.
Nha đam2
Nha đam có rất nhiều tác dụng trong các bệnh da liễu trong đó có điều trị mụn cóc.
Sử dụng gel lô hội đắp trực tiếp lên vết mụn và dùng miếng vải quấn quanh để cố định. Giữ nguyên trong 1 giờ rồi rửa lại nhẹ nhàng với nước và thấm khô bằng khăn sạch. Sau vài tuần bạn sẽ thấy được hiệu quả.
Sung3
Sung chứa nhiều chất oxy hóa và có khả năng kháng virus, làm xẹp mụn cóc và giảm sưng đau. Không chỉ vậy, sung cũng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và lây lan mụn cóc một cách hiệu quả.
Lưu ý: Không chà xát những dược liệu trên để tránh lây lan virus sang những vùng da lành. Chỉ nên đắp nhẹ nhàng và quấn cố định lại trên da.
Keo ong2
Keo ong là sản phẩm của ong mật, chúng được kết hợp từ sáp ong, phấn hoa và enzyme của ong.
Nghiên cứu đã chứng mình keo ong có đặt tính kháng virus và thúc đẩy quá trình tăng sinh tế bào da.
Keo ong được sử dụng trong điều trị mụn cóc, mụn trứng cá, phục hồi các vết thương và ảnh hưởng của virus Herpes simplex. Chúng còn giúp chống lại virus HPV là nguyên nhân chính gây ra mụn cóc.
Giấm táo2
Giấm táo là một dung dịch có tính acid do được tạo ra từ sự lên men. Cơ chế của giấm táo tương tự acid salicylic, nó điều trị mụn cóc bằng cách làm bong lớp da bị nhiễm trùng và loại bỏ mụn cóc khỏi bề mặt da.
Giấm táo có các đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, giúp chống lại virus HPV.
Để dùng giấm táo trị mụn cóc, bạn trộn giấm táo với nước theo tỉ lệ 2:1. Dùng một miếng bông thấm hỗn hợp này và giữ trên bề mặt mụn cóc trong 3 – 4 giờ.
Bạn nên lưu ý phải pha loãng giấm táo với nước vì tính acid của nó có thể sẽ gây kích ứng cho da.
Cách trị mụn cóc tại nhà bằng thuốc bôi
Khác với thuốc tiêm phải tiến hành tại bệnh viện dưới sự theo dõi của bác sĩ, thuốc bôi trị mụn cóc có thể được sử dụng ngay tại nhà. Tuy nhiên tất cả thuốc dưới đây đều là thuốc kê đơn và phải dùng theo đúng chỉ định. Một số thuốc bao gồm:
Acid salicylic2 4
Hoạt chất phổ biến nhất trong điều trị mụn cóc là acid salicylic với nồng độ từ 5% – 40%. Thuốc thường bào chế dạng kem bôi, gel, thuốc mỡ hoặc miếng dán với nhiều chế phẩm như Ellgy. Acid này sẽ dần dần hòa tan mô mụn cóc, làm bong lớp sừng, đồng thời kháng viêm, kháng virus. Tỷ lệ chữa khỏi mụn cóc là từ 70 – 80%. Acid salicylic sẽ có hiệu quả sau vài tuần sử dụng.
Một số đối tượng có bệnh nền cũng nên thận trọng khi sử dụng thuốc như bệnh nhân đái tháo đường, suy tuần hoàn. Lưu ý không bôi acid salicylic trên các vùng da có mụn ruồi, bớt sắc tố, các vị trí da lành, mắt, niêm mạc hoặc vị trí có sùi mào gà. Nếu không may để acid vào mắt thì phải rửa với nước sạch từ 15 phút và đến chuyên khoa y tế để tư vấn.
Cantharidin4
Tác dụng của cantharidin là bong lớp thượng bì và nhổ bật mụn cóc khỏi da. Thuốc này có dạng miếng dán, hoạt chất tạo một vết phồng rộp quanh mụn cóc sau đó được lột ra cùng miếng dán. Cantharidin chỉ được sử dụng khi được bác sĩ chuyên khoa da liễu chỉ định. Tránh để thuốc dính lên mắt, niêm mạc, sinh dục và da lành. Thuốc được chỉ định từ 3 – 4 tuần để thấy hiệu quả.
Tretinoin5
Tretinoin có hoạt chất là acid retinoic dùng điều trị nhiều loại mụn như mụn trứng cá. Hiện nay nghiên cứu cho thấy hoạt chất này cũng có khả năng điều trị mụn cóc phẳng rất tốt.
Các cách trị mụn cóc tại nhà chỉ nên áp dụng với tình trạng mụn cóc nhẹ. Nếu gặp tình trạng mụn lan rộng và khó tiếp cận, bạn cần đến bệnh viện để điều trị tốt hơn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn sớm tạm biệt tình trạng mụn cóc khó chịu này.
Credit: Source link